Cước vận tải biển là gì? Tại sao cước vận tải biển quan trọng đối với chuỗi cung ứng quốc tế?

Cước vận tải biển là gì? Tại sao cước vận tải biển quan trọng đối với chuỗi cung ứng quốc tế?

Một trong những quảng trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi chọn lựa phương thức vận tải đường biển là cước vận tải biển. Chi phí vận tải đường biển được xem là yếu tố quan trọng tác động đến các hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí này thường không ổn định và thay đổi khó lường, làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự đoán chính xác. Vì vậy, hiện nay giá cước vận tải biển là gì, bao nhiêu? Làm thế nào để tính toán giá cước vận tải đường biển? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được vantaiso bật mí một số thông tin về giá cước tàu biển nhé!

Vận chuyển đường biển quốc tế là gì?

Vận chuyển đường biển là một hình thức vận chuyển hàng hóa được ưa chuộng hơn cả trong bốn phương thức vận chuyển của ngành vận tải, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đây là một hoạt động sử dụng các phương tiện tàu thuyền và cơ sở hạ tầng bến cảng để vận chuyển hàng hóa qua đại dương.

Trong lĩnh vực chuyển phát quốc tế, đường biển thường được coi là tuyến đường chính, giúp hiệu quả “giải quyết” quá trình trao đổi buôn bán giữa các quốc gia. Đồng thời, nó mang lại nguồn lợi to lớn cho kinh tế đất nước và ra đời từ sớm (vào thế kỉ thứ 5 TCN), trước cả đường sắt và hàng không.

Vận chuyển đường biển quốc tế là gì?

Ưu điểm của vận tải đường biển:

  • Vận tải đường biển có khả năng chuyên chở mọi loại hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng cồng kềnh có khối lượng lớn – điều mà không phải phương thức vận tải nào cũng có thể thực hiện được.
  • Các tuyến đường vận tải trên biển thường là những tuyến giao thông tự nhiên, do đó, tình trạng tắc nghẽn giao thông hiếm khi xảy ra.
  • Năng lực chuyên chở đơn vị vận chuyển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển khác.

Nhược điểm của vận tải đường biển:

  • Thời gian giao hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tình hình thời tiết.
  • Thời gian giao hàng chậm.
  • Sau khi hàng được giao đến bằng hình thức vận tải đường biển thì vẫn cần phải kết hợp với các phương thức vận tải khác để hàng hóa đến tay nhà nhập khẩu.

Cước vận tải biển là gì?

Cước vận tải biển là gì?

Cước vận chuyển đường biển là khoản phí mà chủ hàng phải thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải trong quá trình di chuyển và chuyển phát một lô hàng từ điểm xuất phát đến điểm đích, theo thỏa thuận giữa hai bên.

Tương tự như các loại dịch vụ khác, khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển, các doanh nghiệp cần chi trả các chi phí vận chuyển hàng hóa được chuyển từ người gửi đến người nhận trên một container hoặc CMB, được gọi là cước vận chuyển đường biển. Sự khác biệt về khoảng cách giữa các tuyến đường có thể ảnh hưởng đến giá cước, do đó giá cước vận chuyển đường biển không cố định.

Công thức tính giá cước vận tải biển:

Hiện nay, có hai phương thức chính để tính cước vận chuyển đường biển, đó là tính theo trọng lượng (KGS) và tính theo thể tích (CBM). Nguyên tắc cơ bản khi tính cước vận tải biển là so sánh giữa thể tích và trọng lượng, sau đó áp dụng công thức tính vào giá trị lớn hơn. Thể tích được đo bằng đơn vị CBM, trong khi trọng lượng được đo bằng đơn vị KGS.

Đối với hàng FCL (Hàng nguyên container):

Giá cước tổng = Giá cước 1 container x Số lượng Container (hoặc số lượng Bill/Shipment).

Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

Thể tích lô hàng = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng (m3).

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển đường biển?

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển đường biển?

Loại hàng cần vận chuyển: Một số hàng hóa yêu cầu tính an toàn cao như hàng có giá trị (kim cương, thiết bị điện tử, máy móc…), hàng dễ vỡ (thiết bị y tế, đồ dùng gia đình…), hàng cần đóng gói và bảo quản đặc biệt (xăng, dầu, hóa chất…), thường có cước phí vận chuyển cao hơn loại hàng bình thường.

Khối lượng và kích cỡ hàng hóa: Vận tải đường biển cho loại hàng cồng kềnh, tải trọng lớn và kích cỡ quá khổ thường có chi phí cao hơn

Yêu cầu bảo quản của đơn hàng: Một số hàng hóa đặc biệt như sinh phẩm, vắc-xin, thực phẩm đông lạnh, vàng bạc, tiền, chất nổ, điện thoại… yêu cầu đóng gói và bảo quản theo quy định.

Địa chỉ giao nhận: Mức phí vận tải có thể tăng giảm tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển, với sự điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, các điểm đến có điều kiện thời tiết thuận lợi thường có cước phí thấp hơn so với những điểm đến nơi thời tiết khắc nghiệt.

Một số yếu tố khác: Chi phí vận tải đường biển thường chênh lệch dựa vào nhiều yếu tố như số lượng container, thời gian vận chuyển, giá nhiên liệu, phí dịch vụ tại cảng xuất và cảng nhập. Ngoài ra, còn có các chi phí phát sinh do yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Ví dụ, khi xử lý loại hàng hóa cụ thể, có thể phải tính thêm chi phí bốc dỡ, vận chuyển, hoặc chi phí thuê máy cẩu, máy nâng hàng, tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của quá trình vận chuyển.

Rate this post

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *