MSDS là gì ? MSDS viết tắt của từ gì

MSDS là gì

Tìm hiểu MSDS trong xuất nhập khẩu và vận tải

MSDS là gì ? Mục đích của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS thế nào ? Ai là người có thẩm quyền ban hành bảng chỉ dẫn này. Những thắc mắc liên quan đến MSDS là gì sẽ được Vận Tải Số giúp bạn hiểu rõ hơn trong phần nội dung của bài viết sau.

Khái niệm MSDS là gì

MSDS là viết tắt của từ gì Đó là tên viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet, có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. MSDS là văn bản chứa các thông tin của các loại hóa chất nào đó với mục đích chính là giúp những người làm việc có thể hiểu biết và chủ động khi tiếp xúc gần với các loại hóa chất đó. Nhằm đảm bảo an toàn cho mình và xử lý được các tình hình bất ngờ khi bị ảnh hưởng.

MSDS là gì
MSDS là gì

MSDS thường được áp dụng với các mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ lên xuống,.. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này sẽ có hướng dẫn cụ thể để giúp bạn phòng tránh và xử lý trong những trường hợp rủi ro hóa chất có thể gây ra.

Chính vì vậy, khi muốn xuất nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm, bắt buộc các doanh nghiệp phải xuất trình được MSDS thì mới có thể xem xét có nhận vận chuyển hàng hay không.

Công dụng và chức năng của MSDS

Dựa vào MSDS sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phù hợp khi vận chuyển hàng hóa. Không chỉ đảm bảo quá trình bốc xếp hàng hóa dễ dàng mà bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này còn giúp bạn xử lý các sự cố bất ngờ, giải quyết nhanh chóng mọi việc dễ dàng hơn.

Ngoài ra, MSDS còn giúp cảnh báo các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/ hóa chất khi bạn không tuân thủ đúng khuyến nghị khi vận chuyển, xử lý vật liệu/ hóa chất đó.

Cung cấp cho người lao động các thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu/ hóa chất an toàn nhất.

Tài liệu chỉ dẫn an toàn hóa chất sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc an toàn, đảm bảo đầy đủ các biện pháp, thiết bị , quy trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu/ hóa chất trong quá trình làm việc.

Cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi người khi ứng cứu sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động. Nhận biết được các dấu hiệu, triệu chứng phơi nhiễm quá mức và đề xuất các xử lý cho từng trường hợp.

Nội dung của bảng MSDS material safety data sheet là gì

Một bảng MSDS sẽ phải có chứa đầy đủ và chính xác các thông tin dưới đây:

Tên thành phần các hóa chất

Bao gồm đầy đủ các hóa chất cấu thành sản phẩm và được đánh dấu nhận biết hóa chất nguy hiểm.  Dựa vào số CAS- số hiệu của chất hóa học để xác minh chính xác thành phần hóa học đó vì có nhiều trường hợp một hóa chất có nhiều tên gọi khác nhau.

Người lập MSDS là ai

Đầy đủ thông tin người lập MSDS bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ,… ngày lập MSDS,..

Thông tin sản phẩm hàng hóa

Các giấy tờ chứng từ mua bán có thông tin sản phẩm, thành phần cấu tạo, công thức hóa học, khối lượng phân tử tạo nên sản phẩm đó cũng được ghi chính xác.

Tính lý tính

Liệt kê rõ sản phẩm ở dạng gì: rắn, lỏng hay khí. Hình dáng bên ngoài sản phẩm, khối lượng riêng, độ pH, độ sôi, độ bay hơi,..

Khả năng cháy

Nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm và cách để xử lý khi xảy ra cháy nổ thế nào? Các thông tin về lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa đúng kỹ thuật thế nào.

Phản ứng của sản phẩm

Thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất đó với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thế nào. một số thông tin về yêu cầu bảo quản, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. Kèm theo đó là cách xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra đột xuất.

Độ độc hại (độc tính)

Chất hóa học độc hại tác động thế nào với người tiếp xúc. Cách xử lý, cấp cứu khi có người nhiễm độc hóa chất khi tiếp xúc trực tiếp.

Cách xử lý khi người lao động tiếp xúc hóa chất đó với da, mắt hay nuốt phải. Độ độc hại với môi trường thế nào? Mức độ ô nhiễm cụ thể với nước, không khí, đất dựa trên chỉ số phát tán ra môi trường.

Ai là người làm MSDS

Trên kia là chia sẻ material safety data sheet là gì? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp thắc mắc ai sẽ là người làm MSDS? Hiện nay MSDS chủ yếu sẽ do shipper – người gửi bao gồm các công ty sản xuất, nhà phân phối hay là cá nhân sẽ cung cấp thông tin để khai báo MSDS.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS hoàn chỉnh sẽ yêu cầu có đầy đủ thông tin về sản phẩm, tên gọi, thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức vận chuyển. Các thông tin này phải viết chính xác và đúng theo giấy tờ liên quan.  Hình thức vận chuyển hiện nay chủ yếu là qua đường hàng không hoặc đường biển. Tùy vào sản phẩm của doanh nghiệp mình mà lựa chọn hình thức phù hợp nhất.

Một MSDS sẽ phai có dấu mộc tròn của đơn vị sản xuất hoặc phân phối sản phẩm hoặc người gửi để xác định tính pháp lý. Do đó nếu bạn cố ý làm một MSDS giả thì sẽ xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Lô hàng gửi sẽ phải kèm theo MSDS từ đại lý vận chuyển sau đó sẽ được chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS,.. để hải quan An ninh chuyển đi. Nếu chuyển sai lô hàng thì người gửi sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Toàn bộ lô hàng đó sẽ bị tạm giữ lại lập yêu cầu biên bản và đóng phạt phí hàng. Sau đó hàng sẽ được trả về hoặc bị hủy tùy theo loại hàng hóa đó thế nào.

Trên đây là thông tin chi tiết về bảng an toàn hóa chất MSDS, cũng như giải đáp MSDS là gì ? Hy vọng với thông tin trên, quý khách hàng sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về MSDS.

5/5 - (3 bình chọn)

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *