LC là gì trong xuất nhập khẩu ?

LC là gì

Tìm hiểu chi tiết về LC trong xuất nhập khẩu

LC là gì trong xuất nhập khẩu? Với những ai đã và đang làm việc trong mảng xuất nhập khẩu thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với khái niệm LC. LC thực chất là một hình thức thanh toán được áp dụng vô cùng phổ biến trong hoạt động giao thương quốc tế. Vậy quy trình thanh toán LC như thế nào? Hình thức thanh toán này có những ưu nhược điểm nào ? Chúng ta sẽ có câu trả lời ngay sau đây!

LC là gì

LC là viết tắt của cụm từ Letter or Credit, dịch sang tiếng Việt chính là thư tín dụng. Thư tín dụng là bức thư được lập ra bởi ngân hàng đại diện của bên mua hàng (tức bên nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Theo đó, bên mua sẽ cam kết trả một khoản tiền nhất định cho bên bán vào một thời điểm nào đó mà hai bên đã thoả thuận từ trước nếu bên xuất khẩu có thể xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.

LC là gì
LC là gì

Nói một cách dễ hiểu hơn, LC chính là thư cam kết của ngân hàng trong việc thanh toán cho bên xuất khẩu. Những cá thể tham gia vào quá trình thanh toán bằng LC bao gồm người mua, người bán và ngân hàng.

Nội dung chính của LC gồm những gì

Thông thường 1 thư tín dụng sẽ có những nội dung cơ bản sau:

  • Số hiệu và ngày mở LC.
  • Tên, địa chỉ cùng thông tin liên hệ của đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Số tiền cần thanh toán giữa các bên.
  • Các nội dung về vận tải và giao nhận hàng hoá.
  • Bộ chứng từ như hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch,…

Quy trình thanh toán LC trong xuất nhập khẩu

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, quy trình thanh toán LC như sau:

  • Các bên ký kết hợp đồng mua bán.
  • Bên mua hàng sẽ làm giấy đề nghị mở LC và tiến hành nộp vào ngân hàng các loại chứng từ cần thiết. Nếu được yêu cầu, bên mua hàng sẽ ký quỹ để ngân hàng có thể phát hành LC cho bên bán hàng.
  • Theo giấy đề nghị mở LC, ngân hàng sẽ phát hành LC theo yêu cầu. Sau đó sẽ chuyển LC tới ngân hàng đại lý của mình tại quốc gia xuất khẩu lô hàng.
  • Ngân hàng tiến hành thông báo chuyển LC cho đơn vị bán hàng nhằm mục đích đánh giá khả năng thực hiện thanh toán LC của mình.
  • Bên bán hàng sẽ phải giao hàng theo đúng như các điều khoản trong LC.
  • Người bán hàng sẽ lập bộ hồ sơ theo đúng như LC quy định. Bên cạnh đó cần kèm theo các văn bản tu chỉnh để trình lên ngân hàng theo đúng thời hạn đã giao ước.
  • Ngân hàng đại lý có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ chứng từ, sau đó chỉ việc chuyển tới ngân hàng thanh toán.
  • Ngân hàng phát hành LC sẽ kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán LC. Trong trường hợp bộ bộ sơ không đáp ứng được quy định của LC thì ngân hàng có quyền từ chối thanh toán và trả bộ hồ sơ về cho bên bán hàng. Còn nếu như bộ hồ sơ thoả mãn các điều khoản của LC thì tiến hành thanh toán.
  • Người xuất khẩu sẽ nhận được số tiền thanh toán cho lô hàng của mình.
  • Ngân hàng phát hành LC sẽ trao bộ hồ sơ chứng từ cho bên mua hàng. Đồng thời phát lệnh đòi tiền thanh toán từ bên mua hàng.

Một số Ưu và nhược điểm của thanh toán LC trong xuất nhập khẩu 

Phương thức thanh toán LC có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể là:

Ưu điểm của thanh toán LC

Đối với bên bán hàng (đơn vị xuất khẩu)

Ngân hàng sẽ có trách nhiệm thanh toán đúng theo điều khoản trong LC, bất kể bên nhập khẩu có trả tiền hay không.

Việc chậm trễ trong khâu chuyển chứng từ, hồ sơ sẽ được hạn chế.

Khách hàng có thể chiết khấu thư tín dụng để nhận được tiền trước.

Đối với bên nhập khẩu

Chỉ khi chắc chắn đã nhận được hàng thì mới trả tiền.

Có sự cam đoan của bên bán hàng rằng phải thực hiện đúng theo quy định của LC thì mới thanh toán, nếu có bất cứ vấn đề nào sai sót, bên bán hàng sẽ chịu trách nhiệm.

Đối với ngân hàng

Có cơ hội để mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế, tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng.

Có thêm một khoản phí dịch vụ đáng kể.

Nhược điểm của thanh toán LC trong xuất nhập khẩu

Đối với bên xuất khẩu

Đơn vị xuất khẩu sẽ không được bên mua thanh toán tiền hàng nếu như không xuất tình được bộ chứng từ đúng theo quy định của LC.

Đối với bên nhập khẩu

Bản chất của LC là hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Các bên sẽ cùng làm việc dựa trên bộ chứng từ LC. Bên bán chỉ việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành LC sẽ phải thanh toán, mặc kệ việc lô hàng có được giao đúng hay không.

Trên đây là toàn bộ nội dung nhằm giải đáp thắc mắc LC là gì trong xuất nhập khẩu. Hy vọng bạn đọc có những thông tin kiến thức hữu ích.

5/5 - (2 bình chọn)

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *