CIP là gì? Điều kiện CIP trong xuất nhập khẩu gồm những gì

CIP là gì

Tìm hiểu về CIP trong xuất nhập khẩu

CIP là gì? – thuật ngữ viết tắt được sử dụng trong xuất nhập khẩu. Vậy điều kiện trong CIP và cách tính CIP theo từng điều kiện đó như thế nào? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về thuật ngữ này trong hợp đồng thương mại.

CIP là gì 

CIP (Carriage and Insurance Paid to) được dịch là cước phí và bảo hiểm trả tới điểm đến. Đây được xem là thuật ngữ trong thương mại quốc tế có quy định cụ thể về nghĩa vụ và chi phí, rủi ro liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua. Địa điểm giao hàng ở đây sẽ là nơi đã được thỏa thuận.

Bạn cũng cần lưu ý không nên nhầm lẫn với những chi phí về rủi ro thiệt hại dù có liên quan đến hàng hoá chuyển từ người bán này sang người nhận hàng. Vì nó tương đương nhưng không giống với chi phí, vận chuyển và bảo hiểm.

Theo như CIP thì cước và bảo hiểm trả tới điểm đến người bán cần thực hiện bảo hiểm hàng hoá quá cảnh với mức 110% giá trị bản hợp đồng đã được ký kết cũng như thỏa thuận. Việc vận chuyển và bảo hiểm trả tiền là một trong những điều kiện của Incoterm.

CIP là gì
CIP là gì

Điều kiện giữ người mua và bán trong CIP gồm những gì

Như phần trên chúng ta đã hiểu được CIP là gì? Trong phần tiếp theo này sẽ là điều kiện trong CIP mà người bán và người mua nên biết. Điều kiện CIP là phương thức người bán giao cho người chuyên chở nơi đã thoả thuận. Người bán cũng sẽ ký hợp đồng vận tải và trả mọi chi phí cần thiết để đưa hàng đến điểm đến đúng thời gian và nơi quy định.Đối với người bán cần đảm bảo những điều kiện như:

  • Khi ký bản hợp đồng giao hàng có nghĩa vụ thanh toán cước đến nơi giao được thỏa thuận theo quy định.
  • Việc chịu trách nhiệm nộp thuế phí đầy đủ là bắt buộc, bên cạnh đó còn phải lấy giấy phép xuất khẩu đúng với lô hàng của mình.
  • Phải thực hiện giao hàng cho người vận tải đầu tiên
  • Ký kết hợp đồng bảo hiểm và chịu trách nhiệm thanh toán phần cước phí của bảo hiểm đó
  • Cung cấp cho người mua các loại chứng từ, văn bản có liên quan đến lô hàng hoặc những bằng chứng khác để chứng minh hàng hoá được mua bảo hiểm theo đúng quy định

Đối với người mua cần đáp ứng các điều kiện đó là:

  • Đây sẽ là đối tượng phải chịu rủi ro, tổn thất tính từ khi mà người bán giao cho người vận tải đầu tiên.
  • Việc nhận hàng khi hàng được giao cho người vận chuyển và sẽ được người bán gửi đầy đủ các chứng từ có liên quan đến việc lô hàng được bảo hiểm ví dụ như đơn bảo hiểm, hoá đơn hay chứng từ vận tải.

Cách tính CIP với từng điều kiện giao hàng

KHi bạn đã hiểu được CIP là gì, điều kiện của người mua và người bán trong CIP. Bạn cần quan tâm đến cách tính CIP của từng điều kiện giao hàng. Dưới đây là những công thức tính đầy đủ liên quan đến CIP.

CFR – Đây là chi phí vận chuyển hàng hoá đến cảng và dỡ hàng, đây sẽ là khoản thanh toán mà người bán sẽ phải thanh toán:

Giá CFR = Giá của FOB + F

Trong đó: F là cước vận chuyển

CIF – Giá được tính tại cửa khẩu bên nhận, đây được xem là chi phí gồm đầy đủ vận chuyển hàng hoá đến cửa khẩu mà người mua nhận và phần chi phí bảo hiểm.

Giá CIF = Giá FOB + F + (CIF xR)

CPT – cũng giống như CFR nhưng sẽ thêm phần cước phí vận chuyển từ cảng

CPT = CFR + F

Công thức cuối cùng của CIP là:

CIP = CIF + (I+F) = CPT + I

Bạn nên chú ý rằng trong Incoterm CIP là gì thì CIP được áp dụng trên một số tuyến theo quy định vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, đa phương tiện.

Trên đây là một số những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn như CIP là gì, điều kiện CIP trong xuất khẩu.

5/5 - (2 bình chọn)

Mục lục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *